Wikipedia và tương lai của báo chí


Một nhà nghiên cứu chuyên phân tích những luồng thông tin chạy qua Wikipedia khi các sự kiện nóng hổi diễn ra đã so sánh cách mà bảy vụ nổ súng hàng loạt được thuật lại trên bách khoa thư này và tìm thấy nhiều điểm thú vị.

Những nhà phân tích truyền thông không mấy quan tâm khi thảo luận về những sự kiện nóng hổi như vụ nổ súng gần đây tại Connecticut, nhưng một trong số những nơi đầu tiên mà tôi tìm đến bất cứ khi nào là Wikipedia – và tôi luôn ngạc nhiên về độ nhanh và chi tiết của một trang vừa mới được tạo, được cập nhật và chọn lọc bởi những tác giả vô danh. Hiện tại, một nhà nghiên cứu khoa học - xã hội quan tâm đến Wikipedia như một nguồn thông tin đã phân tích hiện tượng này, với sự chú ý đặc biệt đến những vụ xả súng như tại Sandy Hook, và đưa ra một cái nhìn ấn tượng về một trong số ít những kênh thông tin trực tuyến nhiều nguồn này.

Brian Keegan là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về ngành khoa học xã hội máy tính ứng dụng tại Đại học Northeastern, và cuộc điều tra của ông tìm hiểu cách thức Twitter và Wikipedia có thể được sử dụng để cải thiện những dự đoán liên quan đến những vấn đề như thành công trong cuộc bầu cử. Là tiến sĩ chuyên về truyền thông và công nghê, ông tìm hiểu về sự phủ sóng của Wikipedia trong những sự kiện lớn như thiên tai, thảm họa công nghệ, biến động chính trị - và trong bài đăng gần đây trên blog của ông, ông kết hợp trang Wikipedia về Sandy Hook với những nghiên cứu trước về những tình huống tương tự như những vụ nổ súng tại Aurora năm nay.

Trong bài báo của mình đăng tại the Nieman Journalism Lab, Keegan miêu tả cách ông phân tích sự tham gia của Wikipedia trong bảy sự kiện – bao gồm những vụ nổ súng gần đây, cuộc tấn công ở Colorado, vụ giết người hàng loạt tại Na Uy vào năm 2011, và những vụ bắn súng tại Virginia Tech năm 2007. Trong hầu hết các trường hợp, trang về những sự kiện này được lập ra chỉ trong vòng một hay hai tiếng sau đấy, và thu hút hàng ngàn sự tham gia chỉnh sửa trong một hay hai ngày đầu tiên.

Một số trang được chỉnh sửa hàng trăm lần một tiếng

Điều tôi thấy thú vị nhất về cuộc nghiên cứu của Keegan – bên cạnh những biểu đồ ấn tượng về hoạt động của Wikipedia, mà một trong số đó được dẫn dưới đây – là cách mà lượng người tham gia đóng góp và chỉnh sửa phát triển theo thời gian. Trong những giờ đầu sau sự kiện, phân tích của Keegan cho thấy có rất nhiều, thậm chí lên đến hàng trăm người tham gia, tuy nhiên sau khoảng bốn tiếng thì số lượng ấy bắt đầu giảm đi, và một nhóm nhỏ hơn bắt đầu làm chủ. Keegan miêu tả nó như sau:

“Những sự chỉnh sửa trong vài giờ đầu tiên được phân chia rất đều: mỗi người góp một phần và những người khác ngay lập tức nhảy vào góp thêm. Tuy nhiên, khoảng 3 đến 4 tiếng sau, một hoặc nhiều hơn những người thực sự quan tâm xuất hiện và bắt đầu nhận quyền lợi được đóng góp nhiều hơn, điều hiển nhiên tạo nên sự tập trung hơn cho bài viết. Sự tập trung hóa này tăng nhẹ theo thời gian trong tất cả các bài đưa ra giả thuyết là những người tham gia đầy nhiệt huyết này cứ thay phiên nhau liên tục chỉnh sửa.”

Không có nhiều dữ liệu cứng lắm về những gì diễn ra khi những trang báo đại chúng xuất hiện xung quanh những sự kiện nóng hổi. Những người tham gia vào những dự án như cuộc vận động MPs Expenses của The Guardian từ 2009 – trong đó hơn 20,000 người tình nguyện lùng sục trong hơn 200,000 tài liệu liên quan đến chi phí của những nhà chính trị Anh – đã viết về những gì họ tìm hiểu được, hay những người đã tham gia vào những dự án tương tự như cuộc thí nghiệm xuất sắc “Free The Files” của ProPublica trong suốt kì bầu cử quốc hội gần đây. Từ những dự án này, chúng ta biết được rằng khiến những sự đóng góp trở nên dễ hơn – nghĩa là hạ thấp trở ngại tham gia – rất quan trọng, cũng như thêm vào những tác động kích thích hay động cơ.

Nhưng dữ liệu cứng về những bài viết đóng góp chi tiết và sự xuất hiện của chúng lại không hoàn toàn phổ biến. Keegan miêu tả một số liệu khó tin từ cuộc nghiên cứu của ông:

“Trang viết về The Virginia Tech vẫn được chỉnh sửa nhiều lần mỗi phút dù đã 36 giờ sau sự kiện, trong khi những bài khác được cập nhật mỗi 5 phút sau hơn 1 ngày sau sự kiện ấy. Điều này có nghĩa là thậm chí lúc đấy là 3 giờ sáng, tất cả những bài này vẫn được cập nhật liên tục sau vài phút bởi một ai đấy ở bất cứ đâu.”

Một đám đông tham gia trước, theo sau là một người chuyên chỉnh sửa

Bức hình trong nghiên cứu của Keegan (bài luận tiến sĩ của ông ở đây) cho thấy đám đông những người tình nguyện chỉnh sửa và đóng góp vào Wikipedia giảm dần trong những giờ đầu tiên sau một sự kiện, họ thêm vào những chỉ tiết nhỏ hay chỉnh sửa thông tin, lỗi ngữ pháp,… Khá nhiều người tham gia vào những sự kiện gần đây như Sandy Hook chưa bao giờ đóng góp vào những bài tương tự về nổ súng hay giết người hàng loạt trước đó. Tuy nhiên, trong vài giờ, một nhóm người khác xuất hiện, những người đã từng tham gia vào một vài hay toàn bộ những bài trước – những người này tham gia vào từng bài về nổ súng hàng loạt trong vòng 48 giờ sau khi trang web được tạo.

Ít nhất thì trong một vài trường hợp, những người chỉnh sửa này có vẻ như là một phần của “băng đảng” bán chuyên nghiệp của Wikipedia, nhưng dù là họ mang chức danh nào chăng nữa, có vẻ rõ ràng rằng họ là những cá nhân cho rằng bản thân họ là những người quan sát những “bản báo cáo” về những sự kiện ấy. Nói rõ hơn, họ gần giống như những người biên tập viên già dặn sửa lại những bản được nộp bởi những kẻ mới vào nghề - ngoại trừ một điều đương nhiên là họ đa phần vô danh và không lương, và những kẻ mới vào nghề kia cũng vậy.

Liệu cách mà Wikipedia hoạt động có tiềm ẩn hướng giải quyết cho những bất ổn đang dấy lên trên truyền thông xã hội theo sau một sự kiện như những cuộc nổ súng Sandy Hook – cái mà tôi cho rằng làcách mà thông tin được truyền đi hiện nay? Có thể nói, đó là một bản chỉnh sửa diện rộng bởi một đám đông như Andy Carvin của NPR đã làm, điều đang bị lên án gần đây. Nhưng nếu không có gì khác, nó sẽ đưa ra một vài ý tưởng mới cho truyền thông cổ điển: Có nên biến một trang thông tin mới ra lò trở nên giống như một trang Wikipedia, nếu không thì tại sao?
 Theo Gigaom





Related product you might see:

Share this product :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Sinh viên bá đạo - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger